Mondelēz: Khám phá nhu cầu ăn vặt của người tiêu dùng toàn cầu

Tài liệu thuộc bản quyền của Mondelēz International. Bạn sẽ được chuyển đến trang gốc của Mondelēz International để tải về.

Sau báo cáo về thói quen ăn vặt của người tiêu dùng được thực hiện vào năm 2013, cuối năm 2021, Mondelēz tiếp tục thực hiện báo cáo thứ hai nhằm khám phá sự thay đổi về thói quen này của người tiêu dùng sau gần 1 thập kỷ.

Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện tại 27 quốc gia trên toàn thế giới, trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11/2021. Ở mỗi quốc gia, Ipos – đơn vị thực hiện nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 1000 đáp viên, trong độ tuổi từ 16 đến 65.

Theo báo cáo “snacks” gồm “Food Snacking” và “Beverage Snacking”, trong đó:

  • “Food Snacking” là bất cứ loại thức ăn nào được tiêu thụ vào giữa các bữa ăn chính hoặc được dùng thay thế cho bữa ăn chính.
  • “Beverage Snacking” là bất cứ loại thức uống nào được tiêu thụ giữa các bữa ăn hoặc được dùng thay cho bữa ăn chính (không bao gồm các loại nước dùng để giải khát như nước lọc hoặc thức uống có cồn).

Một số nội dung chính được rút ra từ báo cáo:

  • Ngày nay, người tiêu dùng ăn vặt nhiều hơn. Theo báo cáo, năm 2021, tỷ lệ ăn vặt ở người tiêu dùng là 86%, tỷ lệ này vào năm 2013 là 78%. Thái độ của người tiêu dùng đối với việc ăn vặt cũng đã thay đổi, bằng chứng là sự mở rộng về vai trò của đồ ăn vặt như ăn để tự thưởng cho bản thân, ăn vì tính tiện lợi hay ăn để nạp năng lượng...
  • 3 động lực tăng trưởng chính trong giai đoạn 2013-2021 là: Tăng tần suất ăn vặt vào buổi sáng và buổi chiều, bỏ bữa và sự gia tăng thói quen ăn vặt của Gen Z và Millennials.
  • Nhìn chung, trên thế giới có 7 kiểu ăn vặt, được phân theo tần suất ăn, văn hoá và thói quen ăn uống tại các quốc gia và mức độ sẵn sàng dùng đồ ăn vặt thay thế cho bữa ăn chính của người tiêu dùng.

* Nguồn: